Thuyết phục người thân đeo máy trợ thính là một hành trình khó khăn, đặc biệt là khó hơn nữa nếu họ chưa có kiến thức về giải pháp trợ thính này. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một số câu từ chối thường gặp và các gợi ý thuyết phục người thân của mình.
Người thân của người khiếm thính cũng có những nỗi khổ riêng. Khó khăn khi giao tiếp và sự an toàn khi tham gia giao thông luôn là nỗi lo thường trực của những người có người nhà bị khiếm thính. Và họ mong mỏi các thiết bị như máy trợ thính sẽ giúp vơi bớt lo lắng cho họ. Tuy nhiên, chẳng dễ gì thuyết phục một người đang quen với tình trạng khiếm thính của họ hiểu về lợi ích và chịu đeo thiết bị trợ thính lên tai.
Việc thuyết phục nên hết sức nhẹ nhàng và bạn không gây áp lực lên người thân của mình. Việc gây áp lực bắt người thân phải mua máy trợ thính có thể tạo ra tâm lý tiêu cực, bất hợp tác. Máy trợ thính nhằm mang lại lợi ích nhiều nhất cho người đeo. Đó là sự lựa chọn của họ nên hãy khuyến khích từng bước. Trước hết, hãy chuẩn bị lý lẽ cho những lý do từ chối phổ biến đối với máy trợ thính. Bằng cách xóa bỏ những quan niệm sai lầm và đưa ra một cái nhìn tích cực, bạn có thể dễ dàng thuyết phục người thân mua máy trợ thính hơn.
“Máy trợ thính đắt lắm.”
Chi phí cho máy trợ thính điện tử không dây bây giờ có cao hơn các dòng máy truyền thống trước đây. Nhưng đó không phải là phi lý. Và hiện nay các dòng máy có mức giá đa dạng cho nhiều nhu cầu khác nhau.
Nếu xét đến những cải tiến về kích thước và độ phức tạp của các thiết bị, cũng như các tiện ích bổ trợ, bạn sẽ thấy hợp lý khi phải trả cho những dòng máy này. Nhưng mức giá và nhu cầu mỗi người rất đa dạng và các dòng máy trợ thính cũng thế. Hãy chia sẻ hết tất cả mong muốn, nhu cầu và môi trường nghe cho chuyên gia thính học. Sau khi đo khám, chuyên gia thính học sẽ chọn cho bạn máy trợ thính phù hợp với cả nhu cầu về thẩm mỹ cũng như tài chính.
“Máy đeo tai cồng kềnh và khó chịu.”
Máy trợ thính không nhất thiết phải quá lớn hoặc cồng kềnh. Trên thực tế, công nghệ đã được cải thiện trong những năm qua, khiến chúng trở nên thẩm mỹ và tinh tế hơn. Nhiều mẫu có thể dễ dàng giấu sau tai tiệp với làn da hoặc mái tóc của người đeo. Tuy nhiên, có nhiều dòng thay vì tiệp theo màu da hay tóc đã có những kiểu dáng và màu sắc đột phá như một trang sức thời trang, chẳng hạn như Signia Styletto Connect.
“Tôi vẫn nghe như bình thường mà.”
Cũng giống như thiết bị hỗ trợ khác, máy trợ thính chỉ hỗ trợ phần nào sức nghe đã mất. Máy trợ thính không phải là thuốc chữa dứt tình trạng mất thính lực. Nó giúp người đeo nghe dễ dàng hơn, giao tiếp tốt hơn, hòa nhập cuộc sống và tránh tâm lý tự ti, cô lập. Người đeo vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội mà họ thích và tận hưởng cuộc sống chất lượng hơn.
Máy trợ thính có thể làm giảm mệt mỏi khi không phải tập trung quá nhiều năng lượng cho việc nghe. Ngoài ra, nó cũng giảm lo lắng về việc hiểu sai ý và giải quyết các công việc hàng ngày chính xác. Các cuộc trò chuyện, âm nhạc và thậm chí môi trường thông thường trở nên thú vị hơn.
“Tôi không thích giọng của mình khi nghe qua máy trợ thính.”
Đây là vấn đề chung của nhiều người dùng máy trợ thính. Hiểu được sự khó chịu này, Signia đã phát triển công nghệ Own Voice Processing – OVP chuyên biệt để nhận dạng giọng nói của người đeo. Máy trợ thính tích hợp OVP sẽ xử lý âm giọng riêng biệt với âm thanh từ môi trường. Việc xử lý này có tốc độ rất nhanh theo thời gian thực để giúp tái tạo âm giọng người đeo một cách tự nhiên và quen thuộc.
Nếu người thân chưa đo hoặc đã lâu rồi chưa đo thính lực. Hãy tới cửa hàng LET’S HEAR gần nhất để được hỗ trợ đo khám thính lực miễn phí, trên kết quả đo các chuyên gia thính học sẽ đưa ra giải pháp trợ thính phù hợp để giúp người thân của bạn nghe tốt hơn và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn.